Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRƯỜNG MN LAM CỐT TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC  TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN THÁNG 3/2022

TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC  TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP

Kính thưa: Toàn thể nhân dân và các bậc phụ huynh học sinh trong xã Lam Cốt

Hôm nay, ngày 01 tháng 3  năm 2022        

Trường Mầm non Lam Cốt tổ chức tuyên truyền về: “ Giao dục trẻ khuyết tật hòa nhập”

Hiện nay việc chăm sóc trẻ em khuyết tật hòa nhập đang là một khó khăn đối với các bậc cha mẹ cũng như các trường mầm non. Làm thế nào để giúp trẻ khuyết tật phát triển và hòa nhập cộng đồng thì cần phải làm tốt công tác can thiệp sớm, bởi vì can thiệp sớm giúp ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của khuyết tật và bệnh mãn tính tác động đến chức năng của trẻ khuyết tật. Can thiệp sớm có tác động kích thích quá trình phát triển thể chất, tinh thần, tình cảm, ngôn ngữ và hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật.

Vậy can thiệp sớm là gì?

Can thiệp sớm là phát hiện, chuẩn đoán, đánh giá sớm các khuyết tật của trẻ và xây dựng kế hoạch, chương trình can thiệp sớm cho từng trẻ khuyết tật.

Trong thời kỳ mẹ mang thai:

Người mẹ cần được khám thai 3 tháng một lần, kèm theo siêu âm, xét nghiệm máu để phát hiên những bất thường của thai nhi giúp can thiệp kịp thời bằng thuốc, bằng vi chất….Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản của bà mẹ.

Trong khi sinh:

Đây là thời điểm dễ có tai biến sản khoa bất thường đem lại những tổn thương đáng tiếc xảy ra cho trẻ sơ sinh như mẹ đẻ khó, trẻ bị ngạt, vàng da, trẻ bị các dị tật bẩm sinh khác

Sau khi sinh và trong quá trình nuôi dưỡng:

  Đây cũng là thời điểm mốc có ý nghĩa đối với công tác phát hiện sớm. Nếu người nuôi dưỡng trẻ chịu khó quan sát gần gũi với trẻ, nhận ra những khiếm khuyết sớm của trẻ sẽ giúp can thiệp sớm, việc can thiệp sớm rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ sau này.

   * Các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ khuyết tật:

 Trẻ có thể bị khuyết tật nếu có dấu hiệu bất thường hoặc bị chợm phát triển một số lĩnh vực sau:

  1. Thể chất( hình dạng bên ngoài của cơ thể)
  2. Giac quan: khứu giác, vị giác, xúc giác, thị giác, thính giác
  3. Nhận thức và tư duy: học và tương tác với môi trường xung quanh
  4. Khả năng vận động:
    • Vận động tinh: sử dụng cơ, bắp thịt nhỏ và sự khéo léo
    • Vận động thô: sử dụng cơ bắp và vận động lớn, sự khỏe mạnh của các cơ.
  5. Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ, ngôn ngữ diễn đạt và giao tiếp
  6. Kỹ năng xã hội
  7. Kỹ năng tự phục vụ bản thân
  8. Khả năng biểu lộ tình cảm, thái độ
  9. Tình hình sức khỏe và những vấn đề bệnh lý

* Dạy trẻ khuyết tật:    

1. Về phía gia đình:

- Đối với trẻ khuyết tật về vận động thì phải giúp đỡ trẻ đi, hàng ngày phải nắn tay, nắn chân cho trẻ, cho trẻ tập cầm các đồ dùng nhẹ vừa sức với trẻ, nếu có điều kiên thì mua dụng cụ để tập cho trẻ.

- Đối với trẻ khuyết tật về thính giác có thể dạy trẻ thông qua việc làm của người lớn sau đó hướng dẫn trẻ kết hợp với động tác minh họa, hoặc các đồ vật.

- Đối với trẻ khuyết tật về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp có thể dạy trẻ thông qua các cử chỉ ,hành vi kết hợp với khẩu miệng, các ngón tay…

- Đối với trẻ khuyết tật về biểu lộ tình cảm, thái độ thì gia đình cần gần gũi, yêu thương trẻ nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện, vui chơi với trẻ, tạo cảm giác vui vẻ, an toàn, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe có nội dung giáo dục tình cảm….

2. Về phía nhà trường: Trẻ được sinh hoạt học tập trong môi trường hòa nhập với bạn bè

- Môi trường lớp học quen thuộc với trẻ

- Dạy trẻ khuyết tật các kỹ năng vận động, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

 Tổ chức dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non và giáo dục kế hoạch cá nhân, lập hồ sơ theo dõi tình hình sức khỏe cũng như diễn biến tâm lý của trẻ khuyết tật, có hồ sơ giáo dục cá nhân riêng phù hợp với từng dạng khuyết tật của mỗi trẻ sao cho giáo dục riêng và quan tâm nhiều hơn đối với trẻ bị khuyết tật.

3. Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường: Giao viên và gia đình thường xuyên trao đổi và thống nhất cách chăm sóc trẻ, có những bài tập phù hợp với khả năng của trẻ, cả giáo viên và cha mẹ đều phải có trách nhiệm cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.

 Trên đây là bản tin tuyên truyền về phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật  và một số biện pháp giúp đỡ , giáo dục trẻ khuyết tật để bà con nhân dân nắm được cùng phối kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ khuyết tật tốt hơn giúp cho trẻ khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng.

 Xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của bà con nhân dân.

                                                                                     NGƯỜI VIẾT

 

                                                                                                                  

                                                                                                                                       Phan Thị Vân

 


Tác giả: Trường Mầm non Lam Cốt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 25
Tháng trước : 383